Hotline: 0906 31 9994    0906 31 9992 

 

Kỹ thuật phòng trừ bệnh do nấm hại trên cây chanh dây

Chanh dây hiện được trồng ở nhiều vùng khác nhau: Lâm Đồng, Đăk Lăk, miền Tây, Đông nam Bộ... Đây là loại cây trồng mới nhưng cây chanh leo đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, loại cây này cũng gặp phải các vấn đề với các loại dịch bệnh gây hại như nấm, vi khuẩn, virus và ruồi đục quả, nhóm côn trùng chích hút vừa gây hại vừa là môi giới truyền bệnh virus,…, đặc biệt bệnh đốm dầu do vi khuẩn và ruồi đục quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng chanh dây. Những quả bị bệnh với chất lượng và ngoại quan giảm sút làm giảm hiệu quả kinh tế.

z3448494595438 3d8f9d07eb9e73a079a9ee63d74f18c4

Vườn chanh dây tại Gia Lai - 2022

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra trong quá trình trồng chаnh dây, Nông Hóa Xanh xin hướng dẫn bà con cách phòng trừ cụ thể như sau: 

1. BỆNH ĐỐM NÂU (BÃ TRẦU)

z3448561799990 9b55ba0531578b16b84686e1f836e8a2

a. Triệu chứng

Trên lá: Vết bệnh có màu nâu đỏ, đốm tròn đều, xung quanh vết bệnh có màu nâu sậm, có vòng đồng tâm, kích thước vết bệnh lớn từ 1 - 10mm. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm rách lá. 

Trên quả: Vết bệnh là những đốm tròn có màu nâu đỏ. Vết bệnh lõm xuống, chính giữa vết bệnh cũ có một lớp nấm màu đen phát triển, kích thước vết bệnh lớn từ 1 - 3cm. Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm hỏng và rụng quả. 

b. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Alternariasesamicola gây ra. 

c. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh nhiều vào mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 10. Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ khoảng 20 - 28 độ C, ẩm độ cao trên 85%. Nấm tồn tại trên tàn dư lá bệnh. Bào tử lan truyền nhờ gió, nước mưa, nước tưới, côn trùng, dụng cụ và con người qua quá trình chăm sóc.


2. BỆNH HÉO QUẢ

z3448496499446 b1cfe4c3dfa128418ef029a5d1d0ff1b

a. Triệu chứng: Bệnh làmquả bị nhăn nheo, teo tóp lại, dễ rụng, thường xuất hiện khi trái còn xanh. 

b. Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Fusarium sp. và Colletotrichum sp. gây hại.

c. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh phát sinh gây hại thời điểm nhiều lứa quả phát triển mạnh kết hợp điều kiện thời tiết ẩm độ cao, nắng mưa xen kẽ,nhiệt độ 25-300C, bón nhiều đạm, mật độ trồng dày. Bào tử phát tán nhờ mưa gió và côn trùng. Nấm tồn tại trên giống và tàn dư cây bệnh. 


3. BỆNH THỐI GỐC, THỐI RỄ,THỐI QUẢ DO PHYTOPHTHORA

a. Triệu chứng

Trên quả: Vết bệnh có màu xanh nâu ướt; giữa mô bệnh và mô khỏe rõ ràng, rìa vết bệnh ướt. Khi gặp điều kiện thuận lợi (sương mù, ẩm ướt) vết bệnh lây lan nhanh phủ kín cả quả. Bệnh nặng làm thối mềm cả quả và làm rụng quả hàng loạt.

- Thân: quan sát các bộ phân của cây thì phần gốc bị thối hỏng, mạch dẫn thâm nâu. Nhổ cây lên thấy rễ thối hoàn toàn và làm cây chết.

b. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Phytophthora nicotianae gây hại

c. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh gây hại chủ yếu vào các tháng mùa mưa, cao điểm gây hại vào tháng 9- 11. Đây là thời điểm có mưa nhiều nên bệnh phát sinh và lây lan nhanh. Bệnh phát triển mạnh trên những vườn chanh có mật độ trồng dày, không được cắt tỉa và vệ sinh sạch sẽ.  


4. BỆNH PHÌNH THÂN, NỨT THÂN DO FUSARIUM

a. Triệu chứng:Phần gốc thân bị bệnh phình to, trên bề mặt chỗ bị phình thường có các vết hằn màu nâu đậm. 

Cắt ngang chỗ phình thấy mạch dẫn bị thâm nâu. Phần thân bị phình về sau sẽ nứt vỡ, trên bề mặt có lớp nấm trắng và nhiều các chấm màu đỏ,  vết phình và nứt thân có thể phát triển lên khá cao.

Hiện tượng phình gốc thân thường dễ bị nhầm với các hiện tượng rối loạn sinh lý cây. 

b. Nguyên nhân

Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra, thường hình thành lớp nấm trắng trên bề mặt, về sau có các hạt nhỏ màu nâu đỏ (là quả thể) của nấm trên vết bệnh.

c. Đặc điểm phát sinh gây hại

Bệnh thường phát sinh trên những vườn chanh đọng nước, thoát nước kém. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, bệnh phát sinh gây hại mạnh. Bệnh có xu hướng tăng mạnh sau kết thúc chu kỳ thu hoạch quả năm đầu, để lưu gốc năm sau. Có những cây khi thân phình to quá mức dẫn tới hiện tượng nứt thân và nhiều nấm hoại sinh tấn công, dẫn tới cây bị chết.


5. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ CÁC BỆNH DO NẤM

a. Phòng bệnh

- Trồng mật độ hợp lý, tránh trồng quá dày;thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong vườn;thu gom tàn dư cây bị bệnh đưa ra khỏi vườn đốt, tiêu hủy;tưới tiêu hợp lý, tránh bị đọng nước ở gốc trong mùa mưa.

- Sử dụng các chế phẩm nấm đối kháng như Trichoderma, xạ khuẩn Steptomices, vi khuẩn Bacilluskết hợp với các đợt bón phân cho cây, rắc chế phẩm (trong vùng rễ) rồi phủ lớp đất lên. Trong mùa khô có thể kết hợp hòa với nước tưới để tiêu diệt nấm trong đất.

b. Trừ bệnh

* Đối với nhóm bệnh do tập đoàn nấm tồn tại trong đất

Sử dụng  thuốc trừ bệnh sinh học Kentomium, Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 680 WG) xử lý các gốc chanh mới chớm bị bệnh. Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

* Đối với nhóm bệnh do nấm gây hại lá, cành, quả

Sử dụng các thuốc mới như thuốc có hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC); Fosetyl Aluminium (Aliette 800 WG), Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68WP) để phòng trừ. Chú ý phun vào những đợt lá ra mới vào đầu mùa mưa, nếu thời tiết thuận lợi bệnh phát sinh gây hại nặng thì phun lại lần 2 cách lần 1 khoảng 7-10 ngày

 

 

CÔNG TY CP ĐÀU TƯ TM XNK NÔNG HÓA XANH

Trụ sở chính

C11/18J, QL1A, Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh

Nhà Máy Sản xuất

Ấp Thèo Nèo, xã Bình Châu, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

CHI NHÁNH

Lô B, Đường số 2, Cụm Công nghiệp Đức Thuận, Huyện Đức Hòa, Long An

Email : [email protected]

Hotline : 0906 31 9992 - 0906 31 9994 - 0528316199

© Copyringt 2020 Nông Hóa Xanh,  All right reseved 

Untitled-1

2

Untitled-5

Untitled-4

zaloedit