Hotline: 0906 31 9994    0906 31 9992 

 

PHÂN BÓN LÁ

Định nghĩa về phân bón lá

     Phân bón lá là hỗn hợp các chất dinh dưỡng gồm: đa lượng ( Đạm, Lân, Kali), các trung vi lượng như Mn, Bo, Fe, Zn, Cu, Ca, Mg..., các chất kích thích sinh trưởng cây, các enzim, các loại axit amin, rong biển hay amino acid…phun vào lá để tăng năng suất và chất lượng cho cây và sử dụng ở dạng hoà tan trong nước.

Những ưu điểm khi bón phân qua lá: 

  Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 90%. Trong khi đó, bón qua đất, cây chỉ sử dụng được 45-50% chất dinh dưỡng. Sở dĩ như vậy là vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây.

  Trong thành phần chất dinh dưỡng của phân bón lá ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali còn có các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Fe, Zn, Cu, Mg,… các nguyên tố này tuy có hàm lượng ít nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng vì trong môi trường đất thường thiếu hoặc không có. Do đó, khi bổ sung các chất này trực tiếp qua lá sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu và cân đối dinh dưỡng cho cây nên tạo điều kiện cho cây phát triển đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng. Phân bón lá có tác dụng đặc biệt trong những trường hợp cần bổ sung khẩn cấp chất dinh dưỡng đạm, lân, kali hay các nguyên tố trung, vi lượng. Ngoài ra, trong thành phần của phân bón lá còn tăng cường điều hòa sinh trưởng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng cường khả năng đề kháng chống chịu sâu bệnh.

 Khi nào bắt buộc phải bón phân qua lá: 

   Rễ còn đầy đủ nhưng cây không hấp thu được dinh dưỡng. Nguyên nhân là do: Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật; Chất dinh dưỡng bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ; Sự nhiễm mặn (độ EC quá cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ nước của rễ cây); Sự bất động liên hệ tới độ pH (sự oxy hóa kim loại ở độ pH cao hoặc sự bất động của Mo ở pH thấp); Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất (sự đối kháng giữa các ion như K và Ca); Thiếu oxy (đất ngập nước); Sự hoạt động của rễ thấp (nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kỳ ra hoa và đậu trái); Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào (khô hạn).

   Rễ bị tổn thương hoặc không còn do côn trùng, nấm bệnh tấn công hoặc tổn thương cơ học (do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).

   Rễ vẫn hấp thu nhưng cây đang cần một lượng lớn chất dinh dưỡng vào thời kỳ ra hoa, kết trái. Muốn cây tăng năng suất, phải phun thêm qua lá.

  Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phân phối dinh dưỡng bên trong cây.

  Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá:

  • Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
  • Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá.  Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).
  • Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
  • Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.
  •  Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.

+ Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất:

  • Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá;
  • Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá;
  • Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.
  • Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ.


CÔNG TY CP ĐÀU TƯ TM XNK NÔNG HÓA XANH

Trụ sở chính

C11/18J, QL1A, Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh

Nhà Máy Sản xuất

Ấp Thèo Nèo, xã Bình Châu, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

CHI NHÁNH

Lô B, Đường số 2, Cụm Công nghiệp Đức Thuận, Huyện Đức Hòa, Long An

Email : [email protected]

Hotline : 0906 31 9992 - 0906 31 9994 - 0528316199

© Copyringt 2020 Nông Hóa Xanh,  All right reseved 

Untitled-1

2

Untitled-5

Untitled-4

zaloedit